Hướng dẫn thử tục đang kiểm ô tô năm 2017

Tự kiểm tra xe trước khi đi đăng kiểm: Dù là xe mới hay xe cũ, bạn nên chủ động tự kiểm tra xe, tránh trường hợp tới nơi bị phát hiện quá nhiều hạng mục của xe chưa đạt yêu cầu. Khi đó, bạn không những vẫn mất chi phí đăng kiểm xe ô tô mà còn bị mất thời gian, công sức và mất tiền sửa chữa. Các hạng mục cần kiểm tra:

Chu kỳ, biểu phí và thủ tục đăng kiểm xe ô tô năm 2017: Đăng kiểm xe ô tô là quá trình cơ quan chuyên ngành kiểm định chất lượng xe xem có đạt tiêu chuẩn hay không. Tiêu chuẩn ở đây bao gồm: an toàn kỹ thuật như thắng, lái và mức độ bảo vệ môi trường. Nếu xe bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cấp (giành cho xe mới đi đăng kiểm lần đầu) hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy. Cùng muasamxe.com tham khảo biểu phí đăng kiểm cùng thủ tục đăng kiểm xe hơi năm 2017 ngay dưới đây nhé!

Quy trình bảo dưỡng ôtô định kỳ và những lưu ý đặc biệt quan trọng
Hướng dẫn chăm sóc bảo dưỡng ngoại thất ôtô đúng cách, mua bán xe hơi
Những hạng mục cần bảo dưỡng chăm sóc khi mới mua xe cũ, tư vấn sử dụng xe
Chu kỳ, biểu phí và thủ tục đăng kiểm xe ô tô năm 2017
Đăng kiểm xe là quá trình cần thiết và nên làm. Bạn đừng sợ tốn chút ít tiền hay ngại tốn thời gian mà bỏ qua công đoạn này. Việc đăng kiểm sẽ giúp bạn biết được xế hộp của mình có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả những người tham gia giao thông khác.


Chu kỳ đăng kiểm xe ô tô bắt buộc:
Cụ thể ô tô trở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải sẽ có chu kỳ kiểm định lần đầu tiên là 30 tháng.
Các mốc tiếp theo được tính cụ thể như sau: Xe sản xuất dưới 7 năm có chu kỳ kiểm định là 18 tháng, những xe sản xuất từ 7 năm đến 12 năm có chu kỳ là 12 tháng và những xe sản xuất trên 12 năm có chu kỳ kiểm định là 6 tháng.

Đối với xe chở người dưới 9 chỗ có kinh doanh vận tải và ô tô chở người các loại trên 9 chỗ sẽ được chia ra thành 2 loại. Đối với các phương tiện kể trên chưa cải tạo sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 18 tháng và chu kỳ kế tiếp sẽ là 6 tháng/lần. Còn đối với các xe kể trên đã tiến hành cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng và tiếp theo cũng sẽ là 6 tháng/ lần. Ngoài ra ô tô chở người các loại trên 9 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên sẽ có chu kỳ đăng kiểm ngắn nhất là 3 tháng/lần.


Đáng chú ý theo Điểm c, Khoản 4, Điều 16 của Nghị định 46 quy định về Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trong các hành vi vi phạm điều khiển xe có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng (theo Điểm a, Khoản 6, Điều 16).

Biểu phí, lệ phí đăng kiểm xe năm 2017:


Những thông tin trên giúp bạn nắm rõ mức phí đăng kiểm cần chi trả tránh trường hợp bị “chém” mà bạn không hề hay biết. Tùy từng loại xe, độ tuổi, mục đích sử dụng mà thời hạn đăng kiểm xe ô tô cũng khác. Theo quy định tại Thông tư 70/2015/TT-BGTVT ra ngày 09/11/2015, thời hạn giành cho từng loại xe như sau:

Chuẩn bị đủ giấy tờ bạn có thể đăng kiểm ở bất cứ đâu: Nếu bạn đang sinh sống tại tỉnh khác xa với trung tâm đăng kiểm ban đầu, thì bạn cũng không cần phải tốn kém chi phí làm thủ tục di chuyển hồ sơ. Việc này sẽ do các đơn vị trong hệ thống đăng kiểm chịu trách nhiệm. Chỉ cần bạn chuẩn bị 3 loại giấy tờ sau: Đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định và Bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn thời hạn bạn có thể đăng kiểm ở bất kỳ trung tâm nào. Việc chuẩn bị đủ loại giấy tờ cần thiết giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô.

Tự kiểm tra xe trước khi đi đăng kiểm: Dù là xe mới hay xe cũ, bạn nên chủ động tự kiểm tra xe, tránh trường hợp tới nơi bị phát hiện quá nhiều hạng mục của xe chưa đạt yêu cầu. Khi đó, bạn không những vẫn mất chi phí đăng kiểm xe ô tô mà còn bị mất thời gian, công sức và mất tiền sửa chữa. Các hạng mục cần kiểm tra:

Kiểm tra biển số xe vẫn được gắn chắc chắn hay không.
Lau số máy và tìm số khung.
Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất hay không.
Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng hay không.
Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt hay không.
Kiểm tra bảng đồng hồ.
Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Phanh tay có làm việc tốt hay không.
Bảo dưỡng xe
Sau khi tự kiểm tra xe, nếu phát hiện có bất trắc nào bạn cần tới trung tâm sửa chữa để khắc phục ngay. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn cũng đừng chủ quan bởi nhiều bộ phận xe hỏng nhưng bản thân chưa biết. Do đó, bạn cần đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra. Đặc biệt nếu bạn mua xe ô tô cũ, cần phải hỏi chủ xe trước thời gian bảo dưỡng xe là khi nào. Như vậy, bạn có thể đưa xe đi bảo dưỡng kịp thời hơn. Việc bảo dưỡng xe này tất nhiên không làm bạn tiết kiệm hơn tiền phí đăng kiểm xe ô tô nhưng nó có thể giúp bạn qua được vòng kiểm định chất lượng của cán bộ đăng kiểm nhanh hơn và không mất thêm chi phí phát sinh không đáng có.

Tóm lại, chi phí đăng kiểm xe ô tô thường cố định và đã được công bố trên website chính thức của trung tâm đăng kiểm. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận kiểm tra, bảo dưỡng, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết trước khi đi đăng kiểm thì bạn có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và không mất những chi phí phát sinh gây tốn kém khác.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *