Hướng dẫn kỹ thuật căn làn đường cho tài xế mới

Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ cần giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường.

Kỹ thuật và khoảng cách khi lái xe cực chuẩn cho tài mới: Cách căn đường và xe chủ yêú là dựa vào khoảng cách từ vị trí của người cầm lái tới một điểm chuẩn trên mặt đường (là điểm thuộc đường thẳng đi qua tim đường). Trong quá trình di chuyển, điểm chuẩn luôn luôn di chuyển phụ thuộc vào tốc độ và hướng chuyển động của xe. Cùng chuyên mục Kinh nghiệm lái xe của MuasamXe.com khám phá những kỹ thuật cực chuẩn ngay bài viết dưới đây nhé!

Kỹ thuật căn làn đường và khoảng cách khi lái xe cực chuẩn cho tài mới
Điều căn bản nhất khi học lái xe ô tô là căn đường và xe tránh nhau, điều này sẽ giúp chúng ta đối phó được với các tình huống va chạm bất ngờ và giảm được các tổn thất không đáng có, đặc biệt là khi di chuyển tại các con đường nhỏ, tắc, nhiều ổ gà ổ chuột.

Cách xác định vị trí của xe đi trên đường:
Xe đi ở phần đường bên phải: Điểm căn được xác định là vị trí của người lái chiếu xuống mặt đường, lệch sang bên phải so với tim đường là xe đang đi sang phần đường bên phải. Vị trí người lái càng cách xa trục tim đường về bên phải thì xe càng đi sang phần đường bên phải nhiều hơn.
Xe đi giữa đường: Điểm căn được xác định là vị trí của người lái lệch sang bên trái tim đường và cách bên trái tim đường 35- 45 cm. Nếu người lái thấy vị trí ngồi ngay sát với tim đường là xe đang đi ở đúng giữa đường.
Xe đi sang phần đường bên trái: Điểm căn được xác định là vị trí của người lái lệch hẳn sang bên trái tim đường và cách tim đường lớn hơn 45 cm. Nếu người lái càng cách xa trục đường về phía bên trái thì xe càng đi sang phần đường bên trái nhiều hơn.
Cách xác định hướng chuyển động của xe trên đường:

Xe đi song song với hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường hợp thành một đường thẳng song song với hướng đường. Khi đó người lái chỉ cần giữ tay lái ổn định trong độ rơ cho phép, xe sẽ đi song song với hướng đường.
Xe đi lệch ra khỏi hướng đường: Quỹ đạo vị trí của người lái chiếu xuống đường tạo thành với trục tim đường một góc, xe có chiều hướng đi ra lề đường. Người lái xe cần phải điều chỉnh lại hướng chuyển động của xe bằng cách chỉnh tay lái sao cho chuyển động của xe song song với hướng đường, điều chỉnh xong phải trả lại tay lái để xe chuyển động ổn định theo hướng vừa điều chỉnh.
tránh nhau và khoảng cách an toàn:
Tránh nhau trên đường: Trong khoảng cách tối thiểu từ 100-200 m, cả hai xe đều phải giảm tốc độ. Khi đó, lái xe phải chia đường làm hai phần và điều khiển xe mình đi đúng phần đường tưởng tượng của xe mình. Chia phần đường tưởng tượng đó làm 3 phần bằng nhau thì điểm căn từ tâm người lái chiếu với tâm vành tay lái xuống đường trùng với đường phân chia 1/3 thứ nhất tính từ tim đường ra.
Kỹ thuật tránh xe trên đường hẹp: Khi tránh nhau trên đường hẹp, hai xe đều phải giảm tốc độ, phía bên xe nào rộng thì nên chủ động dừng xe trước, không nên cố đi vào đường hẹp gây cản trở giao thông. Khi đỗ xe để nhường đường cho xe khác phải đỗ ngay ngắn, không nên đỗ chéo đường, chếch đầu vào hoặc quay thùng xe ra ngoài. Trong giai đoạn tránh nhau giữa các xe không nên đổi số, hai tay cầm vững tay lái và điều khiển xe đi cho chính xác.
Kỹ thuật tránh ổ gà và chướng ngại vật trên đường: Căn cứ vào vết bánh xe trước bên trái và vị trí người lái và dựa vào vị trí người lái phía trong của lốp trước bên trái. Nếu lấy tâm người lái chiếu thẳng tâm của cánh tay trái xuống mặt đường thích cách vết xe trước bên trái 10-15 cm.
Những lưu ý khi căn khoảng cách xe dành cho tài mới:
Canh khoảng cách khi lái xe là một trong những kỹ năng cơ bản mà một người học lái xe 4 bánh nào cũng phải biết qua và thậm chí là thao tác nhuần nhuyễn trước khi lăn bánh trên đường. Tuy nhiên, kinh nghiệm không thôi thì vẫn chưa đủ, mà cần phải có thủ thuật và phương pháp rõ ràng. Ở nhiều trường dạy lái xe, cụm từ “canh theo cảm giác” thường dùng để chỉ việc canh (lấy) khoảng cách giữa xe mình với các xe xung quanh theo một quán tính, ước chừng tạm thời và phải trải qua nhiều “kinh nghiệm xương máu” mới nắm rõ. Mặc dù vậy, so với nhu cầu thực tế, chẳng ai có dư nhiều thời gian, công sức hay tiền bạc để thu về ngần ấy kinh nghiệm cho mình, mà chính xác hơn là cần những kỹ năng và thủ thuật xử lý kịp thời, cụ thể và đúng cách, chứ không thiên về “cảm giác” nữa. Dưới đây là những lưu ý khi canh khoảng cách mà “tài” nào cũng nên ghi nhớ.


Canh xe 2 bánh phía trước: Đỗ xe ở nhà hoặc lấy xe máy ra đặt trước mũi xe độ khoảng 1m. Khi ngồi vào ghế lái, xem mình nhìn được đến phần nào của đuôi xe máy. Nếu là xe 7 chỗ thì thường người lái sẽ thấy xe 2 bánh bị che tới mép trên biển số. Từ đó suy ra khi đi ra đường, nếu đằng trước là xe 2 bánh thì phải canh lúc nào thấy mũi xe che tới mép trên bảng số xe 2 bánh là phải dừng.

Canh xe 2 bánh bên phải: Tương tự như trên, người lái đặt xe 2 bánh sang góc phải phía trước để nhìn quen xem ở mỗi góc thì khoảng cách an toàn tới đâu. Ví dụ, thông thường thì người lái nhìn thấy thắt lưng người lái 2 bánh nếu xe đó ngang mũi xe mình, còn nếu 2 bánh ở phía trước nữa thì chỉ nhìn thấy đầu gối.

Canh ô tô phía trước: Thử tìm một chiếc ô tô đang đỗ ngoài đường và đứng sau xe đó. Ban đầu chưa quen thì đỗ cách một khoảng. Người lái thử nhìn xem mình nhìn thấy tới đâu với phần sau xe đó, xuống xe kiểm tra rồi di chuyển tới lui cho đến khi canh được. Thường thì nếu người lái thấy mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ là xe cách họ độ 1m, thấy bánh sau của họ là cách khoảng 2m, thấy bánh xe họ tiếp đất là khoảng 3m. Khi chạy ngoài đường đông xe hoặc ùn tắc thì nên giữ khoảng cách 1m (thấy sát mép dưới bảng số xe 7 chỗ hoặc mép trên bảng số xe 4 chỗ) để xe 2 bánh không chen vào được. Nếu người lái đang đỗ sau xe khác mà cần quay đầu xe ra thì nên lui tới lúc nhìn thấy bánh sau của xe trước.

Canh xe hơi phía sau khi lùi hoặc đỗ: Hiện nay, có một số mẫu xe được trang bị camera sau giúp hỗ trợ lùi hoặc đỗ xe nên sẽ phát ra âm thanh và tiếng kêu nhằm cảnh báo khoảng cách an toàn. Nếu không có camera hay cảm biến thì tốt nhất nên nhờ người khác canh hộ, hạn chế theo cảm tính quen thuộc.

Canh xe bên phải đối với xe khác: Người lái dừng xe, dùng dây hay kẻ vạch đường 2 bánh xe kéo dài tới trước. Đánh dấu giao điểm đường bánh xe bên phải với đường mép đầu xe mình. Khi ra đường nhìn vào điểm đó, người lái sẽ canh được hành trình của góc phải xe mình và nhắm có vướng các xe bên phải phía trước không. Tương tự, để đỗ xe cách lề đường đúng chuẩn là khi muốn đỗ ở đâu đó thì cho xe di chuyển chậm đi vào lề cách đó một đoạn mắt liếc nhìn gương chiếu hậu phải để canh mép đường cách bánh xe sau, thân xe…bao xa, khi thấy khoảng cách tầm 20cm thì dừng lại, nếu vượt qua chỗ muốn dừng thì lùi lại và đảm bảo nơi đỗ trống trải.

Một cách khác canh xe bên phải là nhìn xem xe khác cách vạch phân cách bao xa, liếc kính chiếu hậu hoặc dò theo đường bánh xe “tưởng tượng” nói trên để xem mép xe mình cách vạch phân cách bao xa, từ đó suy ra hành trình xe mình và xe khác có giao nhau không. Ngoài ra, khi đỗ xe vào nơi nào đó mà phía trước hoặc phía sau có vật cản, đồng thời có xe bên cạnh đỗ rồi thì canh theo xe đó mà đỗ, canh theo kinh chiếu hậu ngang nhau là một cách có thể áp dụng. Nếu không có xe nào bên cạnh để canh thì tốt nhất nên đỗ xa một khoảng cách, xuống xe nhìn xem cho cẩn thận rồi di chuyển lùi tới cho phù hợp hoặc nhờ người canh hộ. Với người mới học lái thì nên chụp ảnh lại các trường hợp gặp thực tế về canh khoảng cách, để làm tư liệu ghi nhớ cho bản thân và không quên “ôn bài” thường xuyên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *